Nghề sửa chữa điện lạnh - những nổi khổ ít ai hiểu được

Những người thợ hành nghề sửa chữa điện lạnh thường xuyên được nhắc đến đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Cũng chính vì sự phát triển mạnh của xã hội cũng như công nghệ mà nhu cầu sử dụng các thiết bị lạnh trong gia đình Việt cũng tăng cao. Nghề sửa chữa điện lạnh cũng vì thế mà dẫn trở thành một ngành rất hot đối với các bạn trẻ. Được đánh giá là một nghề rất dể học, dể tìm việc làm và thu nhập cực kỳ cao. Nhưng nghề nào rồi cũng có những khó khăn gian khổ bên trong đó mà ít ai nhắc đến. Hãy cùng tìm hiểu xem nghề sửa chữa điện lạnh thường có những khó khăn gì nhé?

1. Nghề sửa chữa điện lạnh thu nhập có thật sự khủng.

Thu nhập của một người thợ sửa chữa điện lạnh có nhiều lúc lên đến con số rất cao 1 đến 2 triệu đồng chỉ trong 1 ngày. Tuy nhiên đây cũng chỉ là bề nổi của nghề mà thôi. Thu nhập trung bình của một người thợ sửa chữa điện lạnh giao động trong khoảng từ 5-7 triệu/tháng. Nhưng có những tháng nắng nóng nhu cầu sử dụng các thiết bị lạnh tăng cao đó chính là lúc mà thu nhập của những người thợ trở nên đột biến.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... nơi đời sống của người dân được cải thiện và tăng lên rất cao thì nhu cầu tận hưởng cuộc sống của họ cũng được đẩy lên rất cao. Ở những nơi như vậy thì những người thợ sửa chữa điện lạnh mới có nhiều cơ hội để làm việc và phát triển nghề nghiệp. Thợ sửa chữa điện lạnh có tay nghề cao không chỉ biết sửa chữa máy lạnh mà còn có nhiều thiết bị lạnh khác như: tủ lạnh, tủ mát, thậm chí là máy giặt,... Vì thế thu nhập của những người thợ sửa chữa điện lạnh ở các thành phố lớn là rất cao.


Hơn thế nữa hiện nay khi đất nước bắt đầu hội nhập với thế giới thì có không ít các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới bắt đầu rụt rịch đẩy mạnh thị trường vào Việt Nam. Đây cũng coi như là một cơ hội lớn cho những bạn theo đuổi nghề sửa chữa điện lạnh này. Được làm việc cho các hãng lớn trên thế giới đảm bảo cho các bạn có được thu nhập ổn định và có nhiều cơ hội để thăng tiến. Nghề sửa chữa điện lạnh hoạt động cũng tương đối đa dạng. Nếu bạn đã có nhiều năm trong nghề hay có mối quan hệ lớn bạn hoàn toàn có thể tìm được những công việc thêm ngoài giờ làm. Thậm chí nếu có vốn đầu tư bạn hoàn toàn có thể mở cửa tiệm riêng để tự mình kinh doanh, sửa chữa.

2. Những rủi ro thường gặp trong nghề.

Đặc thù gần giống như các ngành nghề liên quan đến điện tử. Khi bạn đã quyết định theo đuổi nghề sửa chữa điện lạnh điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải rèn luyện được cho mình kỹ năng làm việc cực kỳ tốt. Những tính cách cần thiết để hành nghề cũng đặc biệt quan trọng. Thường xuyên làm việc với những thiết bị điện tử bạn phải có được tính cách trầm tĩnh nhất định. Vì nếu chỉ cần chuẩn đón sai bệnh, thay sai một thiết bị cũng có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống máy. Việc mà những người thợ phải móc tiền túi ra để đền cho khách không còn quá xa lạ nữa vì thế bạn phải thật sự cẩn thận khi làm việc.


Còn nữa việc tìm cách để móc túi khách hàng ngày nay đã không còn dể dàng nữa rồi. Bởi lẽ những người thợ trong ngành cũng luôn cạnh tranh với nhau về uy tín, chất lượng và giá cả để giữ chân khách hàng. Bạn không nên nghĩ đến việc móc túi khách hàng nếu như bạn muốn tiến xa hơn với nghề. Đặc biệt nếu bạn làm việc trong các hãng lớn thì bạn nên tránh những tình trạng đó. Những hãng lớn luôn có những chính sách để bảo vệ khách hàng của họ vì vậy những hành động móc túi khách hàng như vậy không nên diễn ra. Bạn có thể bị mất việc nếu như thực hiện nó và tệ hơn nữa đó chính là bạn sẽ bị mất uy tín và rất khó tìm kiếm công việc sau này.

3. Nghề vất vả và nguy hiểm.

Điều dể thấy đó chính là nghề này hoàn toàn không có nữ. Cũng vì đặc thù là một nghề kỹ thuật và tính chất nguy hiểm của nghề nên gần như không có nữ tham gia. Việc bạn bắt gặp một anh thợ sửa chữa máy lạnh phải đu ngoài ban công để kiểm tra và sửa chữa máy lạnh có thể không còn quá xa lạ nữa. Treo mình lơ lững ở những tầng 5, 6 thậm chí còn cao hơn của các tòa nhà, khách sạn để lắp ráp hay sửa chữa máy lạnh là chuyện quá đổi bình thường. 


Những dụng cụ họ mang theo để sửa chữa cũng không nhẹ nhàng gì, chưa kể họ còn phải khiên vác những thiết bị đến để giao và lắp đặt cho khách hàng. Những tai nạn thường thấy như dập các ngón tay, đứt tay hay ngã từ trên cao xuống, trấn thương là điều thường xuyên xảy ra. Chưa kể đến các vấn đề về điện như cháy nổ, chập điện, khói bụi khi xử lý máy lạnh,... 

Bất kể ngành nào, nghề nào rồi cũng sẽ có những khó khăn và rủi ro riêng. Nhưng nếu bạn cẩn thận và có cách phòng tránh thì nó cũng giúp bạn hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình làm việc. Chỉ cần có sự đam mê và nhiệt huyết với nghề, chọn đúng con đường, đúng với những gì bạn mong muốn. Cố gắng hoàn thành mọi mục tiêu mình đề ra, vượt qua những thử thách của bản thân. Bạn nhất định sẽ thành công một ngày nào đó.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ THUẬT HPCOM
Cơ sở 1: 66B Hoàng Diệu 2, Linh Chiểu, Thủ Đức.
Cơ sở 2: 1354 Đường 3/2, P.2, Q.11
Điện thoại: 028.2240.3948 - 028.2228.7175
Hotline: 090.885.8875
Website: http://daotaokythuat.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học nghề là không có tương lai?